Cách trồng nho từ hạt và nhân giống cây nho

Cách trồng nho từ hạt và nhân giống cây nho

Chọn giống và cách trồng

Việc đầu tiên là chọn giống cây trồng phù hợp.

Để trồng nho tại nhà, chúng ta nên chọn giống nho đỏ (Tên khoa học: Nho Cardinal) có bán tại các chợ cây đầu mối như: chợ Bưởi (Tây Hồ), chợ phiên Hà Đông,…

Nho là giống cây rễ chùm, vì vậy, nên chọn nơi có diện tích lớn để trồng, đào hố 50x50x50 cm cho 1 gốc nho.

Nếu không gian gia đình hạn hẹp, không có vườn đất rộng, có thể trồng trong những chậu cây đáy sâu 60cm và có đường kính lớn trên 50cm.

Trước khi đặt gốc nho, chúng ta nên bón 8-10kg phân hữu cơ (NPK) cho một gốc.

Việc làm giàn leo cho nho cũng hết sức quan trọng.

Muốn nho ra trái, phải trồng nho ở những nơi nhiều nắng.

Vì vậy, nho nên được đặt giàn ở sân thượng, nơi thoáng mát và ánh nắng chiếu nhiều nhất.

Sau khi chọn được địa điểm, việc cần làm tiếp theo là tiến hành làm dàn, chỉ cần dàn cao cách mặt đất 1,5-2m là vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, vừa dễ dàng thu hoạch.

Khi cây nho cao 25-30cm, tiến hành cắm cọc và buộc cây nho vào cọc theo hướng thẳng góc với giàn nho.

Cách nhân giống cây nho

Chiết cành là cách nhân giống nho nhanh và “chắc ăn” nhưng hệ số nhân giống thấp.

Chọn cành bánh tẻ (da chuyển hẳn sang nâu) có đường kính bằng chiếc đũa ăn, dùng dao chiết cành khoanh và lột sạch đoạn vỏ 3 cm.

Sau 1 – 1,5 tháng rễ từ vết cắt phía trên ra đầy bầu có thể cắt khỏi thân cây, cắt bớt đầu cành, đưa vào bầu đất giâm, sau 2 – 3 tháng mang trồng.

Cách thứ hai là giâm cành.

Cách này áp dụng nhân giống nho nhanh và có hệ số nhân giống cao.

Chọn cành bánh tẻ to bằng thân bút chì, cắt rời khỏi thân và tạo thành các đoạn 20 – 25 cm.

Sắp các đoạn cành thành bó cỡ 20 – 25 đoạn, buộc 2 lạt.

Đưa gốc bó cành vào bọc nylon chứa mùn cưa, trấu mục đã phun nước ẩm và đặt vào chỗ mát.

Sau 12 – 15 ngày mở bọc nylon lấy các đoạn cành giâm (lúc đó các đoạn cành mới “sưng” chuẩn bị ra rễ), đưa vào bầu giâm (1 đất hay cát + 1 tro hoai, 1 trấu mục trộn và tưới ẩm), lèn chặt, giữ ẩm.

Sau 1,5 tháng dây nho dài 30 – 35 cm có thể mang đi trồng.

Chăm sóc cây nho

Khi trồng nho nên lưu ý một điều, sâu nho rất độc nên phải tiến hành phun thuốc trừ sâu 1 năm/lần để tránh sâu bệnh gây hại cho cây cũng như cho sức khỏe của chính chúng ta.

Thường tiến hành trước khi thu hoạch 3-2 tháng, tránh lúc cây ra hoa vì sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh vườn cũng rất quan trọng.

Thường xuyên dọn rác, lá khô, để vườn được sạch sẽ, đề phòng là nơi ẩn náu của các loại sâu bệnh, sinh vật có hại.

Trồng nho từ hạt

Nếu các bạn thích trồng nho mà có những lúc ăn những loại nho ngon thì các bạn đừng bỏ qua cơ hội vì tự mình có thể ươm trồng lên từ hạt loại nho đó nhé .

Thường xuyên dọn rác, lá khô, để vườn nho được sạch sẽ

Cách trồng nho từ hạt

Cách họn và xử lý hạt:

– Chọn những hạt nho to, loại bỏ những hạt lép.

– Để những hạt nho nơi thoáng mát vài ngày cho khô hoàn toàn.

– Dùng khăn giấy (napkin) thấm hoặc xịt lên một ít nước sạch cho vừa đủ ẩm (đừng để ướt đẫm)

– Đặt hạt nho vào khăn giấy đã thấm nước và gói lại nhẹ nhàng.

– Bỏ gói khăn giấy có chứa hạt nho vào bọc nylon, cột miệng bọc lại và đặt vào tủ lạnh ở ngăn để rau.

-Chú ý: Lâu lâu nhớ mở bọc ra xem tình trạng như thế nào, nếu thấy giấy quá ướt thì bỏ thêm khăn giấy và nếu thấy giấy hơi khô thì thấm thêm nước.

– Sau 3 tháng, mở bọc lấy hạt ra và gieo thẳng vào đất tơi xốp, lấp lại

(gieo hạt ở độ sâu chừng 1 đến 2cm)

Hạt nho Mĩ ươm sau 10 ngày: hạt lấy từ giống nho đỏ trái to bán ở chợ, mọi người đừng cố ươm nho đen nhé vì nó không có hạt

CÁCH CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU KIỆN TRỒNG NHÉ

Ở nước ta nho được trồng tập trung khoảng 2.500 ha ở Ninh Thuận.

Độ pH thích hợp cho cây nho từ 6,5-7.

Điều kiện quyết định việc trồng nho là khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, nếu mưa nhiều, kéo dài dễ làm bệnh phát triển mạnh.

* Trồng nho: Giống nho đang được trồng phổ biến Nh01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal …

dùng cho ăn tươi, giống NH02-90 dùng chế biến rượu.

Mật độ trồng nho tùy thuộc vào giống và đất trồng: 1,5-2 x 2-2,5 m.

Trước khi trồng, bón cho mỗi hố 10-15 kg phân chuồng hoai và 0,5-1 kg “Lân Đầu Trâu bón lót” hoặc Supe lân.

* Bón phân cho nho kiến thiết cơ bản: Cây nho cần khoảng 10-12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn.

Thời kỳ này loại phân thích hợp là NPK 20-20-15 + TE Đầu Trâu.

Những tháng đầu sau trồng có thể pha 30-50g phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho.

Các tháng sau có thể bón trực tiếp vào đất với lượng 75-100 kg/ha/lần, định kỳ 1-1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón.

* Làm giàn tạo tán cho nho: Độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc.

Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ.

Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới – cành cấp 1.

Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng.

Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để mọc ra các cành cấp hai – cành quả, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng.

Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau.

Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây aln, bẹ chuối …

* Cắt cành xử lý ra hoa: Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau).

Những cành to khỏe dài hơn 1mthì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.

Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái.

Mỗi dây chỉ để 2 – 3 chùm, trên các chùm cần tỉa bỏ các trái bị dị tật, méo, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.

* Bón phân cho nho kinh doanh: Theo Fregoni (1984), trung bình mỗi tấn nho,cây sẽ lấy đi khỏi đất 3,14 kg N, 0,71 kg P2O5; 5,86 kg K2O; 0,86 kg MgO; 4 kg CaO; 42ppm Fe; 15,7ppm Zn; 9,1ppm Cu; 5,3ppm B; 7ppm Mn …

Như vậy với năng suất bình quân 10 tấn/ha, cây nho lấy đi khỏi đất 31,4 kg N; 7,1 kg P2O5; 58,6 kg K2O và nhiều trug vi lượng khác.

Để nho đạt năng suất cao, ổn định, bón phân như sau:

– Sau thu hoạch: Xới đất phá váng, bón 10-20 tấn phân hữu cơ hoai + 200 -400 kg Đầu Trâu AT1 hoặc NPK 12-7-17 + TE Đầu Trâu/ha.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 005, định kỳ 7-10 ngày/lần.

– Trước cắt cành: 100-300 kg Đầu Trâu AT2 hoặc Đầu Trâu đa năng (NPK 17-12-7 + TE)/ha.

Phun 2-3 lần phân bón lá Đầu Trâu 007, cách nhau 5-7 ngày/lần.

– Sau đậu trái (trái bằng hạt tiêu): 15-350 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 009, định kỳ 7-10 ngày/lần.

– Khi trái lớn (trái bằng hạt đậu phộng): 200-400 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha.

Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 907, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Ngưng phun thuốc trước thu hoạch 10 ngày.

Cần xới nhẹ đất giữa hai hàng nho hoặc cách gốc nho 0,5 – 1m để rải phân, sau rải phân cần lấp đất để vùi phân tránh thất thoát

1
    1
    GIỎ HÀNG CỦA BẠN