Cây nho giống - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho tốt nhất

Cây nho giống – Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho tốt nhất

Nho là loại cây có ứng dụng nhiều trong thực tế, không chỉ ăn quả mà nho còn được trồng nhiều với mục đích làm cảnh, làm bóng mát ở mỗi gia đình. Quả nho ngọt, mát, từng chùm nho nhìn rất bắt mắt với nhiều màu khác nhau: đỏ, xanh, vàng, lam……
1.Đất trồng trồng nho tốt nhất   
Cây nho có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát hay vùng đất đồi sỏi. Nhưng để có cây nho tốt cả về chất lượng lẫn số lượng quả cần trồng Nho trên đất phù sa ven sông, loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước dễ.
Độ pH thích hợp cho Nho nằm trong khoảng 6 -7. Với những vùng đất có độ PH nằm dưới 6 nếu vẫn muốn trồng nho cần sử dụng vôi bột để bón cho đất.
2. Khí hậu, ánh sáng, nước tưới.   
– Nho là loài cây ưa ánh sáng vì thế cần trồng nho ở nơi thật nhiều ánh sáng giúp quá trình đơm hoa kết trái của Nho được thuận lợi.
– Nho thích hợp với khí hậu khô, không mưa nhiều. Nếu trời mưa nhiều ảnh hưởng rất lớn đến Nho làm hoa và quả dễ rụng, sâu bệnh phát triển mạnh.
– Ánh sáng: Cây nho ưa ánh sáng hoàn toàn, thích nơi nhiều nắng, khí hậu khô, sợ mưa vì mưa làm rụng quả, rụng hoa, đặc biệt là tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
-Nho là loài cây cần khá nhiều nước tuy nhiên không chịu được ngập úng vì rễ nho cần rất nhiều oxy cho sự phát triển của cây. Nước tưới là yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng và  năng suất cây nho. Tuy nhiên liều lượng tưới cần phụ thuộc vào thời tiết và đất trồng nho. Khoảng 8 lần tưới một ngày là thích hợp cho Nho.
3. Nho giống và phương pháp nhân giống. 
a.Các loại nho giống tốt nhất hiện này
Nho rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã, có một số loại nho thường được ưa chuộng hiện nay như: Nho đỏ, nho xanh, nho chuỗi ngọc, nho thân gỗ, nho ngón tay, nho rừng…………cần chọn cây giống phù hợp với điều kiện nơi trồng, chọn giống cây khỏa, cứng cáp, không bị sâu bệnh hại.
b.Phương pháp nhân giống
Nhân giống cho nho khá đơn giản chủ yếu có các phương pháp chính như sau: Cắm cành, chiết, ghép.
-Đối với phương pháp cắm cành cần thực hiện:
•Bước 1: Chọn hom (cành) giống chú ý chọn cành ở những gốc cây không sâu bệnh, khỏe, cho năng suất và chất lượng quả tốt.
•Bước 2: Chọn hom nho ở vị trí chân cành với đường kính bằng khoảng đầu đũa, chiều dài khoảng 20 cm, hom có 3 mắt lộc.
•Bước 3: Buộc hom nho thành từng bó nhỏ, chân hom hướng cùng về một phía.
•Bước 4: Sử dụng nilon cuốn mùn cưa ẩm bọc quanh chân hom sau đó để ở nơi có bóng râm nhẹ
•Bước 5: Sau 2 tuần cắm vào bịch. Đất trong bịch gồm cát : phân : mùn :đất mặt  theo tỉ lệ 1: 1: 1 : 1 sau đó tưới giữ ẩm. Một tháng sau có thể trồng cào vị trí cố định.
-Đối với phương pháp chiết : Chỉ thực hiện khi thấy trong vườn xuất hiện cây bị chết. Trường hợp này không thể sử dụng phương pháp cắm cành bởi nó có nhược điểm là thời gian lâu không kịp vụ. Để thực hiện phương pháp chiết cần chọn cành nho với đường kính 10 mm sau đó bóc và cạo 2- 3cm khoanh vỏrồi bó lại. Ưu điểm của phương pháp chiết này là rễ ra nhanh, sau 1 tháng cắt và có thể đem giâm vào bầu hoặc trồng.
-Đối với phương pháp ghép : Có thể ghép mắt, ghép cành trên gốc ghép, gốc ghép đã được chẻ đôi dọc theo tâm gốc. Tuy nhiên phương pháp này hiện nay ít được sử dụng trong trồng nho.
4. Kỹ thuật trồng  và chăm sóc cây nho
a. Thời vụ trồng nho
Thời điểm trồng nho thích hợp là tháng 12 đến tháng 1 hằng năm.
b. Làm đất trồng cây
– Cần chọn đất trồng nho sau đó cày bừa đất kĩ, vệ sinh ruộng trồng. Mật độ trồng nho thích hợp là khoảng 1800caay/ha.
– Đào hố trồng nho, hố phải đào sâu sau đó bón vào hố nhiều phân hữu cơ đã được ủ mục.
c. Làm giàn leo cho Nho
Cần làm giàn cho Nho để cây đạt được năng suất tốt nhất. Giàn nho gồm nhiều hàng cọc giúp giàn chắc chắn. Cọc có chiều cao khoảng 1,8m giăng dây thép theo chiều ngang và dọc chắc chắn.
-Khi nho ra nhiều ngọn dài dùng sào cắm gần dựng đứng gần gốc nho. Chọn ngọn khỏe nhất buộc cẩn thận lên sào, những ngọn phụ hoặc nhữn cành sau này mới phát sinh đều phải cắt bỏ đến tận nách lá giúp cây có một thân leo duy nhất to và khỏe.
– Khi ngọn chính phát triển đã cao tới giàn, lúc này cần loại bỏ các búp sinh trưởng giúp các cành cấp 1 có thể phát triển nhanh nhất. Một gốc nho chỉ nên để lại 2,3 cành cấp 1. Các cành cấp 1 này sẽ trở thành  các tay, cần buộc chặt các tay này vào dây thép. Khi tay mọc dài, đo thấy chiều dài của nó khoảng  1m cần thực hiện cắt ngọn để lại trên mỗi tay nho vài cành cấp 2, những cành cấp 2 này gọi là cành quả. Buộc các cành quả vào dây thép sao cho không để chúng bị thương.
-Sau khi trồng 1 năm cần  cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả , mầm dự trữ ở chân cành quả.
c. Bón phân cho cây nhỏ
Là yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất của quả. Cần chú ý liều lượng bón phân cho Nho.
– Trước khi trồng Nho cần bón lót cho cây. Trộn đều hỗn hợp 2kg Better HG01 + 0,5 kg lân cho vào các hố trước khi trồng cây.
-Sau khi trồng khoảng một vài tháng cần pha đều dung dịch gồm 40gram phân + 10 lít nước tưới vào gốc cây
-Những tháng sau cần rạch rãnh xung quanh gốc nho và bón khoảng 50kg/ha mỗi lần bón, sau khi rải xong phan thì lấp phẳng đất.
-Trước khi cắt cành nho cần bón cho cây 100kg/ha NPK và đồng thời phun 2 lần phân bón lá cho cây. Phân bón lá là loại phân đầu trâu.
-Trong quá trình cây ra trái cần bón 100kg/ha phân NPK và phun phân bón lá cho cây. Phân bón lá là loại phân đầu trâu.
-Khi trái lớn hơn bằng đầu ngón tay út cần bón thêm cho cây 150kg/ha NPK và phun phân bón lá better KNO3
– Sau khi thu hoạch quả cần thực hiện xới đất  và  bón 7 tấn phân hữu cơ HG01 + 100kg phân NPK trên một hecta. Đồng thời phun phân bón lá đầu trâu ĐT001 theo  định kỳ  khoảng 7 ngày một lần.
5. Sâu bệnh hại và cách phòng trừ.
– Rầy, rệp sáp hại cây: Dấu hiệu nhận biết cây bị rầy, rệp sáp hại là ngọn cây bị héo,  lá bị co lại, quả bị nhỏ và nứt. Cần phòng trừ bệnh bằng cách phun Supracide 40 EC cho cây.
– Bệnh phấn trắng: Khi thấy cây có những đốm nhỏ, màu xanh vàng bị bao phủ một lớp như bột phấn trắng dày đặc là do cây đang mắc bệnh. Loại trừ bệnh phấn trắng bằng cách phun Topsin M 0,075-0,1% và rắc vôi bột cho cây
-Nhện đỏ: Khi cây có chồi mới nhện sẽ hút nhựa làm chồi cây bị hỏng, cháy khô. Cần phun DC-Tron Plus 98,8EC để diệt nhện hại cây.
Sâu đục thân, đục cành: biểu hiện của bệnh là chỗ bị sâu đục bị đùng ra gỗ vụn như mùn cưa, cần phòng trừ bằng cách dùng Basudin 5G hoặc thuốc sâu phun vào chỗ sâu đục.
– Bệnh mốc sương: Dấu hiệu nhận biết của bệnh là trên lá có những vết màu xanh vàng, ở mặt dưới lá thì xuất phun thuốc Antracol 70Wp cho Nho.
1
    1
    GIỎ HÀNG CỦA BẠN
    Cây ổi cẩm thạch độc lạ
    1 X 169,000 = 169,000