Cây nho thân gỗ tứ quý

Cây nho thân gỗ tứ quý

Cây nho thân gỗ tứ quý quả to giống nhập khẩu  là giống cây mới có quả mọc trên thân cây có thể làm cảnh hoặc trồng trong chậu . giống sinh trưởng tốt ở việt nam ít sâu bệnh và năng suất cao.

Cây Nho Thân Gỗ Tứ Quý ra trái quanh năm. Luôn có trái trên cây, trái này chưa chín trái khác đã ra. Trên cây có đủ bông, trái xanh, trái chín. Quả to hơn ngón tay cái người lớn, căng tròn, mọng nước .

Nho thân gỗ có tên khác là Jabuticaba hay Jaboticaba. Là loại cây xuất xứ Nam Mỹ. Hiện nay đã có một giống mới của loài này xuất hiện tại Việt Nam. Nho thân gỗ tứ quý, có khả năng ra trái sau 2 năm trồng từ hạt, ra được quanh năm liên tục, khác với loại nho thân gỗ bình thường phải mất 8 năm. Đây là loại cây giống mới xuất hiện gần đây mang nhiều ưu điểm vượt trội, cho nên hiện nay đang được nhiều nơi trên thế giới chú ý tới.

Nên trồng nho thân gỗ xuống đất, tuy nhiên cây phát triển chậm nên vẫn có thể trồng chậu. Lượng nước tưới cho nho thân gỗ cần vừa phải, điều độ vì cây thân gỗ không ưa nước nhiều, tưới nhiều làm rễ cây bị thối dẫn đến cây chết vì úng. Chú ý dọn sạch cỏ rác để hạn chế sâu bệnh.

Ý nghĩa nho thân gỗ

Cây nho thân gỗ với những trái ngọt xum xuê bọc kín thân là biểu tượng cho sự sung túc, đủ đầy, hạnh phúc, con cháu sum họp đề huề được nhiều doanh nhân và người chơi cây yêu thích.

Cây nho brazin hay còn gọi là nho thân gỗ, sống lâu năm có chiều cao khoảng 1-20m thuộc dòng cây ăn quả độc đáo, đường kính thân cây to nhất lên đến hơn 30 cm. Cây nho thân gỗ thuộc loại cây quý hiếm với đặc điểm đặc biệt, có nhiều cành nhánh, ngọn hướng lên trên. Lá nho màu xanh đậm và bóng, hình bầu dục, nhọn ở hai đầu, mép nguyên, mọc đối trên cành.

Hoa nho màu trắng hơi xanh ở cuống, trông rất giống hoa roi nhưng nhỏ hơn, mọc chi chit trên thân cây tạo thành chuỗi màu trắng tinh tuyệt đẹp. Qủa nho thân gỗ có hình dáng nhỏ nhắn như quả nho thông thường nhưng tròn hơn, bóng, ăn rất ngọn mát, không có hạt hoặc có rất ít 1-2 hạt. Ban đầu quả có màu xanh tươi , sau đó chuyển dần sang hồng và khi chín chuyển màu tím đậm ngả về đen tuyền.Quả nho thân gỗ cực sai, dày đặc trên thân tạo thành một cây toàn quả rực rỡ nhiều màu sắc.Quả nho thân gỗ có vị nho, mọng nước, thể ăn ngay khi vừa hái xuống.

Cây nho thân gỗ tứ quý

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho thân gỗ sai quả sớm, năng suất cao

Cây nho thân gỗ tứ quý

Điều kiện sinh trưởng cây cây nho thân gỗ

  • Khí hậu: Có thể chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt từ -20 độ C đến 45 độ C. Tuy nhiên nho sẽ nở hoa, cho quả khi thời tiết ấm áp.
  • Đất đai: Nho thân gỗ không kén đất, có thể trồng ở vùng đất cát thô, đất lẫn sỏi đá cho đến đất thịt nặng. Tuy nhiên bà con không nên trồng nho thân gỗ trên đất sét nặng, tầng đất canh tác nông, khả năng tiêu nước kém, hay ngập úng, đất quá mặn và đất quá chua không thể cải tạo. Tốt nhất nên trồng ở những vùng đất giàu dinh dưỡng, phì nhiêu, có cả thành phần đất cát nhẹ pha với đất thịt. Độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5.
  • Ánh sáng: Nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp
  • Độ ẩm: Vùng khô nhiều, tiêu nước tốt
  • Lượng mưa: Không thích hợp với những vùng mưa nhiều. Khi bị ngập úng trong thời gian ra hoa, sai quả sẽ làm quả phát triển không bình thường. Mưa lớn vào giai đoạn quả chín có thể gây thối quả.Cây nho thân gỗ tứ quý

Thời vụ và mật độ trồng nho thân gỗ tứ quý

Nho thân gỗ trồng được quanh năm vì có thể chống chịu được nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt và không kén đất. Ở miền bắc có thể trồng vào mùa Xuân.

Mật độ thích hợp: 3m/cây.

Tiêu chuẩn chọn giống cây nho thân gỗ tứ quý

Nho thân gỗ có thể trồng được bằng giống cây ghép cành, chiết cành hoặc trồng bằng hạt.

  • Chọn cây giống

Để tiết kiệm thời gian chăm sóc, đảm bảo cây phát triển nhanh, mau sai trái, bạn có thể mua giống cây về trồng. Yêu cầu chọn giống:

  • Mua giống ở nơi uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Cây cao từ trên 50 – 60cm, khoảng 5 tháng tuổi
  • Chọn cây phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh

Gieo hạt làm cây giống nho thân gỗ tứ quý

Bà con cũng có thể gieo hạt tuy nhiên thời gian sinh trưởng lâu hơn, cần nhiều công sức chăm sóc tỉ mỉ giai đoạn trong vườn ươm thì mới nâng cao tỉ lệ sống cho cây.

Chọn hạt từ quả đã chín già, đầy đặn. Hạt giống đem về ngâm qua nước ấm ở nhiệt độ 30 – 40 độ C sau đó ủ từ 1 – 2 tiếng.

Đất ươm là đất thịt nhẹ được trộn kỹ với phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân vi sinh sau đó gieo trực tiếp hạt lên, tưới nước duy trì độ ẩm.

Khoảng 1 tuần, hạt nho bắt đầu nảy mầm, cần duy trì nước tưới tiêu, ánh sáng. Sau từ 2 tháng có thể đem cây ra trồng.

Cách trồng nho thân gỗ tứ quý

Cày sâu đất, nhặt sạch cỏ, nên làm trước 1 tháng để có thời gian phơi ải, hạn chế mầm bệnh.

Đào hố đất có kích thước 50 x 50 x 50cm tùy vào kích thước cây giống, néu cây có gốc lớn thì đào hố 90 x 90 x 90cm.

Ở mỗi hố, trộn một phần đất mặt với phân chuồng ủ hoai mục từ 50 – 70kg + 1 – 1,5kg phân super lân, có thể pha thêm từ 10 – 20kg cát, vôi bột tùy từng loại đất. Đem tất cả phân đã trộn bón xuống hố, sau đó đặt cây con vào, bóc bầu túi nilon, nén chặt đất cho cây không bị đổ.

Sau khi trồng thì tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây.

Cây nho thân gỗ tứ quý

Kỹ thuật chăm sóc nho thân gỗ tứ quý

Bón phân

Người trồng có thể sử dụng các loại phân bón tổng hợp để bón cho cây như: NPK 16 – 16 – 8; 20 – 20 – 15; 14 – 8 – 6; 18 – 8 – 8 – 6; 20 – 10 – 5; 30 – 9 – 9…DAP 18 – 46 – 0

Sử dụng các loại phân lân super, lân nung chảy, lân vi sinh, phân đạm ure, phân chuồng ủ hoai mục, phân vi sinh…

Phân bón cần được lựa chọn phù hợp với đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây, nếu không cây sẽ bị ngộ độc.

Giai đoạn đầu, bà con nên bón phân tổng hợp có nhiều đạm, ít kali trung bình từ 400 – 600g NPK 30 – 9 – 9, 200 – 300g DAP, 100 – 200g Kali, bón cách gốc khoảng 0,5m. Đào 4 – 5 hố xung quanh gốc để bón phân sau đó lấp đất lại. Giai đoạn cuối khi nuôi quả thì bón phân tổng hợp ít đạm, nhiều kali. Bón phân hóa học định kỳ 6 tháng/ lần. Sau mỗi lần bón thì tưới nước kết hợp xới xáo đất làm đất tơi xốp, hạn chế cỏ dại tranh giành chất dinh dưỡng.

Từ các vụ sau, mỗi vụ sẽ cách gốc cây xa hơn một chút để bộ rễ ăn rộng ra, giàu dinh dưỡng.

Bón phân chuồng hàng năm, vào đầu vụ để cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.

Tưới nước 

Thời điểm cây mới trồng nên được tưới 2 lần/ngày vào sáng và chiều. Khi cây lớn, chỉ cần duy trì 1 ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối vì là giống thân gỗ nên không cần quá nhiều nước như các giống nho khác.

Vào mùa khô, chú ý tưới đủ nước, đặc biệt là thời kỳ cây đang ra hoa và đậu quả. Thời điểm cây nuôi quả cần tưới nhiều nước thì quá mới chín mọng.

Bên cạnh tưới nước, vào mùa mưa, bạn nên có hệ thống tiêu nước, không để cây bị ngập úng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ và sự phát triển của cây.

Cắt tỉa, tạo hình 

Khi cây phát triển xum xuê, cho trái, hàng năm bà con cần cắt tỉa cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô cành mọc chen chúc để nguồn dinh dưỡng tập trung vào thân chính, đồng thời giúp các tầng lá thông thoáng hơn tốt cho quá trình quang hợp.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nho thân gỗ tứ quý

Nhìn chung, trồng nho thân gỗ khá nhàn vì khả năng chống chịu bệnh của chúng tốt, ít bị sâu hại. Tuy nhiên, nho thân gỗ vẫn có thể bị sâu bệnh gây hại, làm giảm sút chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và thị trường đầu ra.

Nứt quả: 

Vào thời kỳ cây nuôi quả, thời tiết hanh khô nhưng không được cung cấp đủ nước. Sự chênh lệch của môi trường bên trong và bên ngoài khiến cho quả bị nứt vào lúc chín.

Cũng có trường hợp nứt quả do sâu bệnh gây hại, chủ yếu là côn trùng và nhện làm rách bề mặt vỏ quả nho.

Bọ trĩ và nhện vàng cũng là đối tượng gây vỡ quả.

Người trồng cần quan sát để có biện pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sớm.

Bệnh nấm trắng

Bệnh này phát triển mạnh ở khắp các vùng trồng nho trên thế giới, đặc biệt là nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Trong điều kiện thiếu ánh sáng để lá quang hợp cây nho sẽ bị tấn công vào cành, lá, quả và lây lan bệnh rất nhanh. Ở nơi bị bệnh xuất hiện vệt màu trắng xám.

Đặc biệt, bệnh nấm trắng rất hay gây hại vào thời điểm từ khi đậu quả đến khi chín gây thiệt hại lớn về năng suất, sản lượng.

Trị bệnh bằng cách dùng nước lưu huỳnh – vôi (canxi polisunfua) với nồng độ được khuyến cáo.

Bệnh rỉ sắt:

Bệnh do nấm gây ra trên lá bánh tẻ, lá già vào cuối vụ, trong các tháng có nhiều mưa làm sụt giảm năng suất.

Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc như Anvil 5 SC, Score 250 ND, Viben C… liều lượng phù hợp.

Bệnh thối quả:

Trên vỏ quả nho sẽ có chấm đen nhỏ, sau đó lan rộng xung quanh làm quả bị teo lại, chuyển sang màu đen, thối ở bên trong. Bệnh lây lan nhanh, nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến năng suất bị sụt giảm nghiêm trọng.

Bệnh này chủ yếu do các loại nấm gây ra. Bà con dùng thuốc phun Score 250 ND, Topsin M 70%…

Thu hoạch nho thân gỗ 

sau khi trồng đến tháng thứ 9 – 10 cây đã ra hoa. Sau khi ra hoa 3 tháng sẽ đậu trái non có màu xanh. Khi chín, nho sẽ chuyển sang màu tím thẫm, mọc nước, ăn có vị ngọt. Bà con nên thu hoạch đúng thời điểm, dùng tay hái nhẹ nhàng tránh làm quả bị nứt vỏ.

Nên thu vào sáng sớm hoặc chiều tối, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

1
    1
    GIỎ HÀNG CỦA BẠN