Chọn nho, nên nếm quả trên cùng, ở giữa hay bên dưới

Chọn nho, nên nếm quả trên cùng, ở giữa hay bên dưới

Hóa ra, việc chọn quả nho ở vị trí nào trên chùm nho cũng quyết định việc cho chúng ta biết cả chùm nho đó có ngọt hay không.

Nho là loại quả tươi ngon, và bổ dưỡng nên được rất nhiều người ưa thích. Khi mua nho, người bán sẽ cho bạn nếm thử một quả trước, thường quả đó sẽ rất ngọt. Tuy nhiên, nếu chỉ nếm một quả thì chưa chắc chùm nho đó ngọt. Thực tế, để mua nho, phải chọn quả đúng vị trí thì mới khẳng định được chùm nho đó ngọt hay không.

Do đó, câu hỏi đặt ra là, nên nếm quả nho trên cùng, ở giữa hay bên dưới cùng? Nhiều người tiện tay hái quả đầu tiên bên trên, có người hái ở giữa nhưng câu trả lời chính xác là phải ăn quả nho ở dưới cùng. Vì sao vậy?

Chọn nho, nên nếm quả trên cùng, ở giữa hay bên dưới, làm điều này người bán cũng phải khen - 1

 

Nên chọn quả nho dưới cùng để nếm

Người bán giải thích rằng, những quả nho dưới cùng tiếp thu ánh sáng kém nhất, độ chín kém nhất trong cả chùm nên nó thường được dùng để thử độ ngọt của chùm nho. Nói cách khác, nếu quả nho phía dưới bạn ăn thử rất ngọt, điều đó chứng tỏ cả chùm nho đều ngọt và bạn có thể tự tin mua nó.

Phương pháp này có thể nói là cách chọn nho đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất, nó đặc biệt thiết thực, chắc chắn người bán cũng phải khen bạn là chuyên gia.

Chọn nho, nên nếm quả trên cùng, ở giữa hay bên dưới, làm điều này người bán cũng phải khen - 3

Ngoài việc nếm quả nho ở dưới cùng, chúng ta cũng có thể quan sát bề ngoài của các trái nho. Nhớ chọn những quả có “sương muối ” trên bề mặt, sương muối càng dày càng tốt, chứng tỏ nho không bị nhiễm thuốc trừ sâu. Còn nếu thấy quả nho có bề mặt nhẵn, không chỉ không có sương, mà còn có màu đặc biệt sáng rõ, những quả nho như vậy có thể bị ôi hoặc có chất làm chín. Do đó không nên mua loại nho này.

Sau đó xem kích thước của các quả, kích thước của các quả phải đều nhau, căng mọng, không bị teo lại. Không mua nho có quả đặc biệt lớn và kích thước không đồng đều.

Ngoài ra, hãy quan sát cuống nho, nếu là nho tươi thì cuống phải có màu xanh ngọc lục bảo hoặc màu vàng nhạt. Nếu cuống đã khô nghĩa là nho hái lâu ngày không tươi, không nên mua.

Chọn nho, nên nếm quả trên cùng, ở giữa hay bên dưới, làm điều này người bán cũng phải khen - 4

Cuống đã khô nghĩa là nho hái lâu ngày không tươi, không nên mua.

Tham khảo thêm cách rửa nho sạch, ăn không cần bóc vỏ:

Trước khi rửa, dùng kéo cắt từng quả nho ra, không nên cắt sát cuống quá. Việc rửa nho cả chùm không thể nào sạch được vì thế bạn cần cắt chúng. Một số người thích dùng tay vặt từng quả ra rửa, tuy nhiên điều này khiến vỏ nho bị rách, nước bẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong thịt nho qua khe hở trong quá trình rửa. Nó cũng dễ bị hư hỏng nếu đem bảo quản.

Cho nho đã cắt vào chậu, thêm 1 thìa muối (lượng muối nên hơi mặn một chút), thêm một chút giấm và cuối cùng thêm một nắm bột mì vào trộn đều. Muối ăn không chỉ có tác dụng khử trùng mà còn có thể loại bỏ trứng côn trùng trên bề mặt của nho. Mục đích của việc thêm giấm cũng là để loại bỏ côn trùng, vì côn trùng không thích tính axit. Còn việc sử dụng bột mì là do bột có thể hấp thu các bụi bẩn, loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ bám trên bề mặt.

Chọn nho, nên nếm quả trên cùng, ở giữa hay bên dưới, làm điều này người bán cũng phải khen - 5

Sau đó thêm một lượng nước thích hợp vào chậu, nhẹ nhàng khuấy theo chiều kim đồng hồ. Sau 2 đến 3 phút, bạn sẽ nhìn thấy bụi bẩn hoặc trứng côn trùng, thậm chí cả côn trùng nổi lên trên.

Rửa lại nho bằng nước sạch vài lần. Sau 2-3 phút, nho được làm sạch hoàn toàn, lúc này bạn tha hồ thưởng thức rồi.

Chọn nho, nên nếm quả trên cùng, ở giữa hay bên dưới, làm điều này người bán cũng phải khen - 6

Như vậy, khi rửa nho, hãy thêm bước rửa cùng muối, giấm, bột mì để giúp nho sạch hoàn toàn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1
    1
    GIỎ HÀNG CỦA BẠN
    2-Kg phân tím bón nho cao cấp
    1 X 120,000 = 120,000