Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho cơ bản

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHO

Nho là một loại cây vừa cho bóng mát lại vừa cho trái ngon, ngọt. Cây nho chỉ ưa khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp,… và đặc biệt cần một cách chăm sóc đặc biệt. Điều kiện thời tiết ở Việt Nam hoàn toàn thích hợp để trồng nho

giống nho thân gỗ
Thu hoạch nho thân gỗ đơn giản

Chuẩn bị đất:
– Loại đất thích hợp là thịt pha cát, pH = 5,5-7,5; đất cao, thoát nước tốt.
Mật độ, khoảng cách trồng:
– Hàng cách hàng: 2,5 m, cây cách cây (1,5-2,0 m)
Tưới và tiêu nước:
+ Sau khi trồng tưới nước ngay.
+ Trời nắng 1-2 ngày tưới một lần (Chú ý không được để đất khô)
+ Trời mưa tìm mọi cách thoát nước nhanh.
Bón phân cho nho thời kỳ cây con
Thời kỳ cây con kéo dài khoảng 7-8 tháng. Giai đoạn này nên khoảng 2 tháng bón phân một lần.

Cách bón: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay..
Tỉa trái:
+ Cần tỉa trái sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, giúp cho trái to và tạo điều kiện cho chùm nho được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
+ Nên tỉa trái sớm khi trái kích cở bằng hạt bắp (đường kính khoảng 7 mm) và tỉa lập lại sau đó 15 ngày. Nên tỉa trái đều 4 phía chùm quả.
Tưới nước:
+ Khi trời nắng: từ 2-3 ngày tưới một lần. Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc bằng rơm rạ để tăng cường sự giữ ẩm cho cây.
+ Khi trời mưa: tìm cách thoát nước càng nhanh càng tốt.
II. Sâu hệnh hại chính trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong sản xuất nho an toàn:
A. Yêu cầu kỹ thuật sản xuất nho an toàn
1. Yêu cầu:

Bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
– Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, dùng thuốc BVTV có nguồn gốc tự nhiên.
2. Biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại nho:
a. Biện pháp canh tác:
+ Bón phân cân đối .
+ Làm giàn nho nên cách ly nhau tạo sự thông thoáng.
+ Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư thực vật, tỉa bỏ trái lá bệnh, chồi nách, chồi yếu đem ra khỏi vườn tiêu hủy. Tuyệt đối không đổ xuống mương nước.
+ Hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa.
+ Khi đang có dịch bệnh xảy ra nên tìm cách hạn chế sự lây lan từ ruộng này sang ruộng khác.
+ Trên một vùng nên tổ chức cùng cắt nho một lúc sẽ rất thuận lợi cho công tác chăm sóc và hạn chế sâu bệnh lây lan .
+ Duy trì mật độ cành hợp lý: 6-8 cành/m2 .
+ Thường xuyên loại bỏ cành, chồi nách yếu.
+ Không nên trồng xen một số cây như xoài, ớt, hành, tỏi dưới giàn nho hoặc gần giàn nho .
b. Sử dụng thuốc sinh học:

Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học. Hiện nay có khá nhiều loại thuốc sinh học có hiệu quả như: Aztron, Dipel, NPV, Seba …
c. Biện pháp hóa học:
Áp dụng biện pháp này khi thật cần thiết với nguyên tắc 5 “không” như sau:
+ Không sử dụng thuốc quá độc.
+ Không sử dụng thuốc lâu phân hủy.
+ Không sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sử dụng quá cao.
+ Không dùng quá liều chỉ định.
+ Không sử dụng thuốc trong thời gian cách ly sắp thu hoạch.
Nên áp dụng các loại thuốc thuộc nhóm ít độc, đó là nhóm 3, 4. Cụ thể được hướng dẫn trên nhãn thuốc phòng trị từng loại sâu bệnh.
III. Thu hoạch: 
+ Thu hoạch: vào sáng sớm hoặc chiều mát.
+ Đúng thời gian sinh trưởng của giống từ 100-115 ngày, tuỳ theo mùa.
+ Đúng màu sắc của giống: màu đỏ tươi, đỏ sậm. Màu đỏ đều chùm quả.
+ Ăn có vị ngọt, mùi thơm.

Quý bà con đặt cây nho giống có thể đặt trực tiếp trên website. Hoặc liên hệ Hotline: 0986.521.640 Để mua và được tư vấn kỹ

0
    0
    GIỎ HÀNG CỦA BẠN
    Giỏ hàng trống