Nho ngón tay hoàn toàn trồng được ở miền bắc .
Nho là đặc sản được trồng chủ yếu ở Ninh Thuận, đây là nơi cung ứng Nho cho thị trường trong và ngoài nước. Nho là loại cây cho giá trị kinh tế rất cao, chính vì thế, người dân tại các tỉnh miền Bắc rủ nhau trồng nho với hy vọng sẽ thu được sản lượng cao.
Tuy nhiên, nho là một loại cây khó trồng, ngay cả với Ninh Thuận, một nơi có điều kiện thời tiết thuận lợi. Nho không ưa độ ẩm và mưa, nhiệt độ thích hợp nhất để nho phát triển là từ 18 – 20ºC. Khi độ ẩm cao và mưa nhiều, cây nho sẽ bị phát sinh rất nhiều bệnh và ngập úng. Nhưng miền Bắc lại là nơi có độ ẩm rất cao, lượng mưa nhiều. Vậy bà con miền Bắc sẽ trồng nho như thế nào để cho sản lượng cao? Bạn hãy tham khảo kỹ thuật trồng nho ở miền Bắc dưới đây nhé.
Kỹ thuật trồng nho ngón tay ở miền Bắc
1. Lựa chọn giống
Bởi miền Bắc có điều kiện khí hậu không thuận lợi nên việc lựa chọn giống là điều rất quan trọng. Bạn cần lựa chọn giống có khả năng chống chịu được khí hậu đặc trưng của miền Bắc, khả năng chống chịu sâu bệnh cao.
Theo nghiên cứu, các loại giống nho có thể sống tốt tại miền Bắc như: giống Cự – phong và giống Tảo – hồng.
Hai giống này, khi trồng thử ở miền Bắc chúng ta cứ tưởng là chúng sẽ không sống được lâu. Tuy nhiên, rất bất ngờ là 2 giống này phát triển rất tốt và cho năng suất rất cao lên đến 20 tấn/ha.
Hoặc bạn cũng có thể tìm mua các giống cây ghép. Bởi vì giống ghép nên cũng dễ trồng hơn các loại giống nho được trồng ở Ninh Thuận, chúng bất chấp mọi độ ẩm và khí lạnh ở miền Bắc, năng suất cho được cũng khá cao.
Ngoài ra, giống nho có 2 loại, giống đỏ và giống xanh. Hai loại giống này có mức giá tương đương nhau nhưng nho đỏ lại dễ trồng hơn nho xanh tất nhiều.
2. Cách trồng nho:
Sau khi tìm chọn giống nho phù hợp, bạn bắt đầu tiến hành bước vào kỹ thuật trồng nho ở miền Bắc như sau:
Cũng như ở các vùng miền khác, bạn hãy trồng vào lúc thời tiết nắng ấm, độ ẩm thấp và không bị mưa. Tốt nhất vào từ tháng 11 đến tháng 1 là có thể trồng được.
Mật độ trồng cây nho cách nhau từ 1.5 – 2m, hàng cách nhau khoảng chừng 2,5m. Kích thước hố trồng khoảng 50 x 50 x 50 cm.
Bạn hãy tiến hành đào lỗ chính giữa bằng bầu nho rồi lấp đất lại. Bón lót bằng phân hữu cơ 8-10kg/ hố. Sau khi trồng xong, bạn hãy tưới đẫm nước để cây phát triển.
Lưu ý, Sau 10 ngày đầu tiên, bạn hãy vặt hết các mầm nhỏ của cây nho, chỉ để lại những mầm to nhất để cây lên giàn.
Sau 1 tháng, bạn có thể bắt đầu bón phân cho cây. Sau khoảng 8 tháng, cây nho có giàn to thì bạn mới bắt đầu tỉa bớt ngọn để cây ra trái.
3. Cắm choái làm giàn:
+ Khi cây nho cao khoảng chừng 25 –30 cm, bạn cần tiến hành cắm choái, và cột cây nho vào choái.
+ Nên làm thêm giàn lưới để cây nho có độ bám chắc, nên bố trí mặt giàn để tạo được khoảng trống. Bạn nên làm giàn nho càng thông thoáng càng tốt.
4. Tưới nước:
Bởi đất miền Bắc có độ ẩm cao nên việc tưới nước sẽ không nhiều như ở nơi khác. Vào mùa nắng, bạn cần tưới nước, cấp đủ nước cho cây phát triển. Tốt nhất là khoảng 4 – 5 ngày tưới 1 lần.
Tuy nhiên, khi bước sang mùa mưa, những mùa có độ ẩm cao, bạn không nên tưới mà cần chú trọng nhiều vào việc làm rãnh để cây nho được thoát nước nhanh không bị ngập úng. Đồng thời bạn cần vun đất cao xung quanh gốc cây để tăng hiệu suất thoát nước vào mùa mưa.