Phân biệt cây nho Ninh thuận và cây nho dại tránh sự nhầm lẫn

Phân biệt cây nho Ninh thuận và cây nho dại tránh sự nhầm lẫn

Cây nho đã vì tính thích nghi cao đã trở thành một trong số những cây trồng được yêu thích. Tận dụng sân thượng với giàn leo vững chắc, cây nho là một trong những lựa chọn thích hợp. Thị trường càng ngày càng xuất hiện nhiều giống nho khác nhau. Cùng ban công xanh tìm hiểu cách phân biệt cây nho dại và nho Ninh thuận nhé.

Đặc điểm chung của các loài cây nho

Cây nho thích nghi tốt nhất với những vùng khí hậu ôn đới và bán ôn đới. Nơi có độ ẩm thấp và lượng mưa ít. Cây nho ninh thuận sinh trưởng và phát triển rộng trên đất phù sa giàu dưỡng chất. Và đất trồng có độ thoát nước tốt. Độ pH của đất thích hợp nhất là khoảng 6,5.

Nho ninh thuận với giống nho cho ra quả có hạt. Khi chín có một màu tím hồng bắt mắt khi ăn có vị ngọt thanh nhẹ khá đặc trưng. Nho được dùng để ăn tươi, dùng làm nguyên liệu sản xuất thứ rượu nho nổi tiếng ninh thuận.

Thân

Thân cây nho có 2 dạng, thân thảo và thân gỗ. Cây nho được nhân bằng hom cắt ra từ cành đã hóa gỗ, chiết cành hoặc mọc từ gốc ghép. Cây nho gieo từ hạt có sức sống kém. Những cây nho này thường chỉ được sử dụng làm vật liệu lai tạo giống. Thân cây nho còn nhỏ khá mềm, cần có cọc đỡ. Khi cây vào giai đoạn trưởng thành, trên 1 năm tuổi, thân cây hóa gỗ thì có khả năng tự nâng đỡ phần nào những bộ phận phía trên.

Lá nho bao gồm phiến lá, cuống và một cặp lá kèm. Lá kèm bao lấy một phần đốt và rất mau tàn. Lá nho có hình tim, xung quanh lá có nhiều thuỳ răng cưa. Tùy từng giống mà lá chẻ thùy nông hay sâu và mật độ lông trên lá cao hay thấp khác nhau.

Chồi mầm

Chồi (mầm) nho có 2 dạng: từ chồi nách và chồi quả. Chồi nách mọc từ nách mỗi lá, còn được gọi là chồi bên. Chồi này mọc ngay thành ngọn bên, được phát triển khá sớm. Khi ngọn nho phát triển, ra lá thì đồng thời cũng xuất hiện chồi nách. Mầm ngủ, còn gọi là mầm nguyên thủy là mầm nằm dưới lá bắc của cành nách. Sau khi cắt cành thì mầm nguyên thủy trở thành ngọn chính của vụ sau.

Tua cuốn

Tua cuốn được mọc ra từ thân và cành non. Tua cuốn thường ở những vị trí đối diện với lá, phân nhánh và quấn chặt vào giá thể để giữ ngọn được vững chắc. Để cây tập trung dĩnh dưỡng, hãy cắt bớt tua cuốn.
Phân biệt cây nho

Phân biệt cây nho dại và nho Ninh thuận

Cây nho dại

Cây nho dại lá dày

Đặc điểm nhận biết:

  • Lá có răng cưa vành mép
  • Lá không xẻ thùy
  • Lá màu xanh sậm, dày
  • Cây không ra trái, cành lá sum suê.  Dùng trồng ăn lá
phân biệt cây nho
Cây nho dại lá mỏng

Lá mỏng, màu nhạt hơn so với cây nho dại lá dày

Mép lá răng cưa

Lá không xẻ thùy

Cây phát triển mạnh, trồng lấy lá, không cho quả.

phân biệt cây nho
Cây nho en – đen

Về hình thái nhìn trống như cây nho dại lá mỏng

Cây nhanh cho trái, nhưng trái rất chua, lâu chín

Cây rất sai quả

3 giống cây này thường được sử dụng làm gốc ghép. Bởi tính kháng bệnh cao, sức sống khỏe và tạo năng suất cao. Nhưng trên thị trường hiện nay, người mua cây nho thường bị nhầm lẫn 3 giống cây này là nho Ninh thuận, nho lấy quả.

Cây nho giống

Cây nho giống được ghép bởi 2 phần:

Gốc ghép nho dại (có lá không xẻ thùy)

Nhánh ghép nho Ninh Thuận, nho ăn quả ( lá có xẻ thùy)

Nho ăn qủa có lá xẻ thùy. Dựa trên đặc điểm đó, khi mua cây nho giống hãy xem lá của cây cẩn thận. Để tránh mua nhầm lẫn, và tốn công trồng suốt thời gian dài mà chỉ nhận được cây toàn lá.Dựa vào hình dạng lá, bạn có thể phân biệt được nho dại và nho ăn quả.

0
    0
    GIỎ HÀNG CỦA BẠN
    Giỏ hàng trống