Trước hết, bạn phải xem xét tình trạng đất của cánh đồng thông qua xét nghiệm mô và đất nửa năm một lần hoặc hàng năm trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp bón phân nào. Không có hai cánh đồng nào giống nhau, cũng không ai có thể tư vấn cho bạn về các phương pháp bón phân, mà không xem xét dữ liệu xét nghiệm đất của bạn, phân tích mô và lịch sử cây trồng của cánh đồng của bạn.
Các phương pháp bón phân được sử dụng phổ biến nhất là bón phân trên mặt đất, bón phân cho lá và phương pháp tưới kết hợp phân bón (tiêm phân tan trong nước vào hệ thống tưới tiêu). Ngày nay, nông nghiệp chính xác sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực này, cung cấp cho các nhà sản xuất các phép đo chính xác về bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của nho.
Theo nguyên tắc chung, trong giai đoạn bắt đầu thời kỳ sinh trưởng, cây cần nhiều đạm hơn để phát triển bề mặt lá và quang hợp. Trong quá trình sinh trưởng của quả, cây cần Kali để tạo ra những quả nho lành lặn. Phốt pho luôn luôn cần thiết, vì nó đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các chất dinh dưỡng. Hơn nữa, trong những năm đầu tiên sau khi trồng, Phốt pho giúp cây phát triển hệ thống rễ khỏe mạnh. Trong nhiều trường hợp, cây non được trồng trên đất axit không thể sử dụng hiệu quả Phốt pho. Vì vậy, nhiều nông dân sẽ bón hợp chất phốt pho P2O5 trước khi trồng. Canxi kiểm soát quá trình chín và tạo màu của quả và rất quan trọng cho việc sinh sản nho đồng đều.
Lượt bón phân đầu tiên được thực hiện vào cuối mùa đông (tháng 2). Nhiều nông dân bón phân mục nát và cày kỹ bằng máy cày sâu. Một vài tuần sau, nhà nông có thể bón Urê trong thời gian bắt đầu thời kỳ sinh trưởng, để giúp cây phát triển bề mặt lá lớn hơn. Các nhà sản xuất khác, áp dụng Phân bón Lá gốc đạm. Những nông dân khác cũng áp dụng phân bón dạng hạt cung cấp chất dinh dưỡng chậm cân bằng tốt (12 – 10 – 20 (+28) + 2MgO + – 500 kg mỗi ha – thấm vào đất trong 12 tuần), trong giai đoạn bắt đầu thời kỳ sinh trưởng, để cây có thời gian thích hợp hấp thụ những chất dinh dưỡng dần dần. Trong nhiều trường hợp, các nhà sản xuất bón KNO3 trong quá trình trưởng thành. Kali cũng được cho là giúp nho có được màu đỏ đậm. (Hãy nhớ rằng 1 ha = 2,47 mẫu Anh = 10.000 mét vuông và 1 tấn = 1000 kg = 2200 lbs.)
Một số nông dân sử dụng chiết xuất từ rong biển (bột Ascophyllum nodosum), trong khi những nhà nông khác sử dụng phân bón gốc canxi kích thước nano, đặc biệt là trên đất kiềm. Một nghiên cứu tiết lộ rằng việc áp dụng phân bón gốc canxi kích thước nano đã đem đến những cải tiến đáng chú ý trong sự phát triển của lá và nồng độ chất diệp lục của cây nho được trồng trên đất kiềm. Ứng dụng của chiết xuất Rong biển cũng tăng cường hàm lượng chất diệp lục Zn của nho. Bạn có thể đọc thêm ở đây.
Loại và số lượng phân bón cần thiết trong một vườn nho phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Loại đất, tuổi của cây, hệ thống huấn luyện, điều kiện môi trường, cùng với giống và loại vườn nho, đều là những yếu tố quan trọng. Cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau.
Khi cây trưởng thành, nhu cầu kali trở lên cần thiết, trong khi nhu cầu nitơ ở mức rất ít. Trong giai đoạn này, cây cung cấp chất dinh dưỡng cho trái cây để tăng lượng đường, phenolic và hàm lượng các chất thơm.
Thời gian bón phân cũng khác nhau đối với các vườn nho khác nhau. Ví dụ, trong các vườn nho làm rượu vang không được tưới tiêu, một số nhà sản xuất thích bón toàn bộ lượng phân bón trong mùa đông như là một loại phân bón trên mặt đất tác dụng chậm. Trong các vườn nho được tưới tiêu, họ sử dụng 50% Đạm và Kali, cùng với 75% Phốtpho và Magie làm phân bón trên mặt đất. Họ bón phần còn lại của Đạm và Phốtpho sau giai đoạn hình thành quả, và phần còn lại của Kali được bón làm 3-4 lần. Ở những vùng đất giàu CaCO3, có thể quan sát thấy sự thiếu hụt lượng Sắt. Do đó, các nhà sản xuất có thể cung cấp chất phức sắt thông qua quá trình tưới kết hợp phân bón hoặc bằng cách sử dụng thuốc phun lá. Bón cây qua lá có thể giúp chúng ta giải quyết những thiếu hụt chất dinh dưỡng ngắn hạn rất nhanh. Tuy nhiên, nó thường không thể thay thế các loại phân bón khác. Các dạng bón đất thường có tác dụng lâu dài hơn.
Tuy nhiên, đây chỉ là những kiểu mẫu phổ biến không nên làm theo mà chưa thực hiện nghiên cứu của bạn. Mỗi cánh đồng có đặc điểm và nhu cầu khác nhau. Việc kiểm tra điều kiện đất và độ pH có vai trò rất quan trọng trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp bón phân nào. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các kỹ sư nông nghiệp tại địa phương.
Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và các loại độc tính trong cây nho.
Đạm: Các triệu chứng thiếu đạm phổ biến nhất trên cây nho bao gồm bệnh úa vàng ở lá dưới, cây phát triển chậm và nho quả tương đối nhỏ. Ngược lại, việc bón đạm quá mức sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng và sự sinh sôi nảy nở quá mức của chồi, điều mà sẽ dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ và có thể hạn chế sự phát triển của quả. Kết quả là, chúng ta có các loại trái cây chất lượng thấp chứa lượng đường không đủ, đồng thời, hàm lượng axit có thể tăng lên. Bên cạnh đó, sự phát triển quá mức của cây nho còn gây ra hậu quả tiêu cực khác. Quá nhiều cành lá phát triển, gây ra bóng râm che phủ và cản trở lưu thông không khí. Do đó, những điều này làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Kali: Sự thiếu hụt kali được biểu hiện với bệnh úa vàng ngoại biên và màu vàng giữa gân lá của tán lá. Trong khi đó, thiếu Kali gây ra hậu quả đáng kể cho việc ra quả. Các triệu chứng bao gồm giảm số lượng quả, chín chậm và quả nhỏ. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong trái cây, làm giảm giá trị thương mại của nó. Mặt khác, lượng Kali quá mức có thể gây ra sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như Magie hoặc Kẽm, vì chúng là các yếu tố tác động cạnh tranh lẫn nhau.
Boron: Sự thiếu hụt boron gây ra nhiều vấn đề trên cây nho, chẳng hạn như bệnh vàng úa trên lá non, tán lá và phát triển quả mọng không đều, giảm sản lượng quả và không có hạt trong quả.
Magie: Magiê hoàn toàn cần thiết cho việc tổng hợp đường, điều mà đóng vai trò quan trọng nhất trong việc định rõ các đặc tính cảm quan độc đáo của mỗi loại nho. Sự thiếu hụt magiê thường xuất hiện do lượng kali cao. Nó cũng phổ biến trong đất cát, đất chua. Các triệu chứng bao gồm bệnh vàng úa và hoại tử mép lá.
Phốt pho: Sự thiếu hụt phốt pho không quá phổ biến như việc thiếu Nitơ. Tuy nhiên, nó xuất hiện thường xuyên trong thời kỳ lạnh, ở đất chua hoặc đất có độ kiềm cao, nghèo chất hữu cơ hoặc giàu chất sắt. Thiếu phốt pho được thể hiện đầu tiên thông qua các chấm nhỏ màu đỏ trên lá. Các triệu chứng bao gồm suy giảm khả năng quang hợp, khả năng sinh sản và hình thành trái cây. Kết quả là, năng suất của cây nho bị giảm.
Canxi: Sự thiếu hụt canxi có thể xảy ra trong đất cát, độ pH thấp hơn 5,5 kết hợp với điều kiện khô hạn cao hoặc lượng natri tăng cao. Trái ngược với sự thiếu hụt của các chất khác, thiếu Canxi không biểu hiện ở lá, mà ở quả mọng.
Sắt: Chúng ta có thể quan sát thấy sự thiếu hụt sắt trong đất ngập nước kiềm, với mức độ tăng của đồng hoặc mangan. Các triệu chứng xuất hiện chủ yếu ở những lá non nhất, gây ra màu vàng giữa gân lá.
Kẽm: Sự thiếu hụt kẽm được thể hiện chủ yếu trên lá non. Màu sắc lá trở nên nhợt nhạt, trong khi chúng ta có thể quan sát sự bất đối xứng (một nửa chiếc lá nhỏ hơn và biến dạng hơn so với nửa còn lại).