Tìm hiểu về cây giống nho Pháp

Tìm hiểu về cây giống nho Pháp

1.1. Nguồn gốc

Giống nho nhập vào Việt Nam là giống nho từ Pháp, có hai dòng là quả xanh và quả tím với đặc điểm chung là quả ngọt trái hơi dài quả to ở mức trung bình. Giống nho thích hợp với khí hậu khô ráo, độ ẩm cao sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm và bệnh, cây chịu nắng tốt, chịu khô hạn cao.

1.2. Đặc điểm

 Giống nho pháp có tính chịu lạnh tốt hơn so với nho Ninh Thuận nên có thể được trồng nhiều ở khu vực phía bắc.
Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trên đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi cũng có thể trồng được nho miễn là nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, có điều kiện tưới nước vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa. Độ pH thích hợp từ 6,5-7.
Điều kiện quan trọng quyết định việc trồng giống cây nho Pháp là khí hậu, vùng trồng nho cần có điều kiện khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, nếu mưa nhiều, kéo dài dễ làm bệnh phát sinh phát triển mạnh.
Nho là giống thân thảo nên khi trồng cần bố trí làm dàn, với vùng nắng nhiều và nhiệt độ cao như Ninh Thuận cần làm giàn lưới che bớt nắng. Cây nho giống được ươm sẵn trong các túi bầu nên thuận tiện cho việc vận chuyển cây giống và đảm bảo cây giống sống 100%. Chiều cao: Cây nho giống có chiều cao 10-15cm

Kỹ Thuật Trồng Nho Pháp.

+ Đất trồng: Nho không kén đất, để đạt năng suất cao nhất nên lựa đất thịt pha cát, pH = 5,5-7,5. Đất cao, thoát nước tốt hoặc có thể dùng đất tribat cũng rất tốt cho sự phát triển của cây.

+ Nên trồng vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau. Tốt nhất là trồng sau khi mùa mưa kết thúc.

+ Làm giàn: Khi cây nho cao 25 –30 cm, tiến hành cắm cột, và buộc cây nho vào cột để hướng cây nho bò lên giàn. Làm giàn lưới, bố trí dạng ô tạo khoảng trống thông thoáng cho cây phát triển.

+ Bón phân: Khi cây được 7 – 8 tháng sẽ tiến hành bón phân. Sau đó 2, 3 tháng tiếp theo sẽ bón phân lần nữa.

+ Tỉa cành: Khi cây nho có cành vượt khỏi giàn 30 – 40 cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Khi những mầm mới nhú ra và phát triển nên chọn giữ lại 2 – 3 cành khoẻ mạnh làm cành cấp 1. Khi những cành này dài khoảng 120 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2.

+ Sâu bệnh: Với nho pháp thường bị các loại sâu ăn lá tấn công. Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc đặc trị như: Aztron, Dipel, NPV, Seba… bạn nên dựa vào tình hình của cây để có phương pháp đặc trị phù hợp.

1
    1
    GIỎ HÀNG CỦA BẠN